THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO

10/06/2016 | 3722 |
0 Đánh giá
Thiền định Phật giáo, Khi ngồi thiền, mục tiêu chính là rũ bỏ hết mọi chấp thủ để tâm được buông thư. Khi xả niệm, tâm không còn nghĩ ngợi bất cứ gì, không đeo mang thêm nguyện vọng nào. Khi thanh tịnh, ta hít thở nhẹ nhàng sâu lắng. Hơi thở dài thì ghi nhận hơi thở dài. Hơi thở ngắn thì ghi nhận hơi thở ngắn. Hơi thở đang vận hành ở lỗ mũi, cổ họng, ngực, bụng và đan điền… phải cảm nhận rõ ràng và thư thái. Chính niệm hơi thở ra vào, hành giả liên tưởng trạng thái hỷ lạc đang có mặt toàn thân, ngập tràn trong từng tế bào, niềm hoan hỷ sâu lắng đang có mặt trong toàn thân. Tu quán tưởng đang ngồi chính niệm thì mọi căng thẳng được rũ bỏ. Đây là nghệ thuật buông thư có giá trị lợi lạc cao.

Thiền định Phật giáo

Chính thân đoan tọa,

Đương nguyện chúng sinh, 

Tọa bồ-đề tòa, 

Tâm vô sở trước,

Án, phộc-tắc-ra, a-ni bát-ra-ni, ấp-đa-da, sa-ha.

Chính thân: Thân tề chỉnh, thân đứng đắn, thân ngay thẳng. Giữ thân trong chính niệm. Từ “chính thân chính ý” có nghĩa là “thân ngay thẳng, tâm ngay thẳng”. Câu “chính thân đoan tọa” đồng nghĩa với “chỉnh thân đoan tọa” có nghĩa là “ngồi thẳng lưng trang nghiêm”.
Đoan tọa : 1) Ngồi thẳng lưng, 2) Ngồi trang nghiêm, ngồi nghiêm chỉnh, ngồi chửng chạc.
Bồ-đề: Phiên âm của từ “bodhi” trong tiếng Pali và Sanskrit, có nghĩa là “giác”. Người chứng đạt bồ-đề là người chấm dứt phiền não chướng và sở tri chướng, lìa mọi trần cấu , không còn chướng ngại

Bồ-đề tòa 1) Tòa bồ-đề, tòa giác ngộ, 2) Vị trí ngồi, nơi đức Phật đạt được toàn giác. Còn được gọi là tòa kim cương, vì trí tuệ do giác ngộ có được có tính năng kim cương, chặt đứt toàn bộ nỗi khổ niềm đau sinh tử.

Sở trước : Tất cả chấp thủ/ vướng kẹt/ cố chấp.

Thẳng lưng ngồi thiền vững chải,
Cầu cho tất cả mọi loài,
Ngồi vững trên tòa giác ngộ,
Tâm không đắm nhiễm, buông thư.
Oṃ vajra aniñja prāptāya svāhā

Thực tập bài kệ này giúp ta cách ngồi Thiền đúng pháp, để có được sự thư thái trên thân và tâm. Ngồi tư thế kiết-già, còn gọi là ngồi kiểu hoa sen đầy đủ, lòng chân phải nằm lên trên đùi trái, lòng chân trái nằm lên trên đùi phải. Ngôi tư thế bán già, còn gọi là ngồi tréo chân. Muốn ngồi tốt trong chính niệm, hàng ngày chúng ta phải tập luyện cho các gân cơ được giãn để khi ngồi không bị đau nhức ở vùng mắt cá chân, do nghẽn mạch máu. 

Đầu tiên ta tập ngồi bán già, nửa tư thế hoa sen, lòng bàn chân trái đặt trên chân phải, hoặc lòng bàn chân phải đặt trên đùi trái, hoặc chỉ ngồi xếp bằng đơn giản. Dầu ngồi kiết già hay bán già, tư thế hoa sen trọn vẹn hay nửa tư thế hoa sen, điều quan trọng là “đoan tọa”, tức ngồi thẳng lưng. Đây là tư thế ngồi, theo đó, toàn lưng và hai mặt đùi tiếp xúc với mặt đất, tạo thành một góc 90 độ, giống như bức tường thành trên mặt đất. Tường thành bị nghiêng dù độ lớn hay nhỏ, trước sau gì cũng bị ngã đổ. Ngồi gập lưng về phía trước hoặc ngã về phía sau, sẽ dẫn đến tình trạng bị mỏi cổ và đau nhức. Ngồi gắng gượng cứng như khúc gỗ, các cơ không thoải mái, không thể nào có được sự thư thái trên thân. 

Thiền định phật giáo

Thiền định phật giáo

Khi ngồi xếp bằng, hai lòng bàn chân giao nhau, gọi là tư thế “âm dương giao”. Tư thế ngồi này giúp cho sự vận chuyển khí trong toàn thân được tốt hơn. Chính niệm, tỉnh thức theo hơi thở ra vào sẽ giúp ta đạt được năng lượng khí ở mức độ cao nhất, hỗ trợ cho sức khỏe. Đừng quá chú trọng vào việc ngồi xếp bằng, nếu bị tê nhức, tâm bị kẹt vào cảm giác khó chịu, chính niệm khó thành lập. Miễn ngồi thoải mái là được.
Ngồi thật thoải mái, không gắng gượng, không ức chế. Khi ngồi, hãy tháo dây nịt, mở nút đầu ở thắt lưng ra, để khỏi bị tức bụng, ngồi lâu được thoải mái. Ngồi trong mà bị cảm giác tê, mệt mỏi, đau nhức là chưa ngồi đúng tư thế. Người bị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, không nên quá gắng sức ngồi, làm mất sự tập trung trong thiền quán. Người bị bệnh có thể ngồi trên ghế, không cần ngồi xếp bằng, không ảnh hưởng gì đến bản chất của sự tu tập tâm linh.

Thiền định phật giáo

Khi ngồi chính niệm, cần lão thông tứ diệu đế, giúp ta vững chải trên tòa giác ngộ, không vấn nạn nào không vượt qua được. Tứ diệu đế là giải pháp cho các vấn nạn khổ đau, gồm 4 bước, giống như điều trị y khoa ngày nay là:

(i)     Thừa nhận bệnh

(ii)    Chẩn bệnh, dùng các dụng cụ y khoa xác định rõ bệnh trạng,

(iii)   Tình trạng sức khỏe phục hồi, do hết bệnh

(iv)   Điều trị và nâng cao lối sống tích cực. 

Tương tự, quy trình trị liệu y khoa, người tu tứ diệu đế cần nắm bốn bước như sau:

(i)    Khổ và bế tắc là thực tại không thể phủ định, không thể phớt lờ, không nên cường điệu hóa, hãy nhìn thẳng vào mặt mũi nó,

(ii)   Truy tìm nguyên nhân của khổ đau gồm tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ v.v... Truy được nguyên nhân của khổ đau mới giải quyết được khổ đau,

(iii)  Niết bàn, đỉnh cao nhất của an lạc hạnh phúc, là trạng thái tâm thanh tịnh, không còn khổ đau và nguyên nhân khổ đau,

(iv)  Bát chính đạo, con đường giải quyết nỗi khổ, niềm đau qua 3 phương diện: Đạo đức (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn), thiền định (chính niệm, chính định) và trí tuệ (chính kiến, chính tư duy).

Ngoài Tứ diệu đế làm nền tảng, người học Phật cần nhận chân “duyên khởi” và “mười hai nhân duyên” để tiếp cận và giải quyết vấn đề bằng tương quan, tương tác, không xem trọng yếu tố nào mà bỏ rơi các yếu tố còn lại. Để có kết quả tốt, bên cạnh những chính nhân đã gieo, cần có nhiều thuận duyên, đồng thời, loại trừ các nghịch duyên xung quanh. 

Đối diện trước nỗi khổ niềm đau do vô thường, người học Phật cần thực tập vô ngã, không chấp thân thể này là tôi, là tự ngã, là sở hữu của tôi. Tất cả cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức không phải là sở hữu của tôi. Tách rời nỗi khổ trên thân và niềm đau trên thân giúp ta xử lý được các tình huống ngang trái, bất hạnh diễn ra với mình. 

Quán chiếu về vô thường để thấy cuộc đời này đi qua chóng vánh, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, không bao giờ lấy lại được. Không ai có thể mặc cả và điều đình với thời gian. Mỗi thời khắc trôi qua, ta phải tu tập để có được an lạc, hạnh phúc bây giờ và tại đây. Chính niệm với hiện tại, ta sẽ không có bất kỳ nuối tiếc nào. 

Nói chung, các thực tập về tứ diệu đế, mười hai nhân duyên, nhân quả, vô ngã, vô thường sẽ giúp ta ngồi vững trên Phật pháp. Dù bị nghịch cảnh trong giai đoạn lịch sử đang diễn ra, dù gặp nhiều ngang trái, ta vẫn sống ung dung, làm được nhiều Phật sự lợi lạc cho tha nhân. Khi có mặt trong hoàn cảnh thuận lợi, đầy đủ các tiện nghi, có được tự do, nhân quyền, ta nên tận dụng cơ hội để tu học và phát triển Phật pháp tốt hơn nữa. Khi ngồi vững trên tòa Phật pháp, thì hoàn cảnh thuận hay nghịch cũng làm đạo được. 

Thành kiến và cố chấp là hai thứ khó buông nhất. Tham ái là trục xoay của sinh tử, luân hồi như bản năng bám theo ta từ kiếp này sang kiếp khác. Si mê đồng hành với khổ đau. Nếu không thực tập Phật pháp, khó có thể buông bỏ được tam độc. Phải buông hết tất cả chấp trước. Chấp đoạn là cho rằng chết là hết, không chịu trách nhiệm đạo đức về các hành vi của mình. Chấp biên kiến gồm chủ nghĩa duy thần, duy vật hoặc duy tâm. Cuộc sống là đa chiều, vướng vào một bên nào đều bị kẹt. Chấp hưởng thụ là lệ thuộc vào thân. Chấp khổ hạnh là con đường giải thoát, thực ra sai lầm về cách tu.

Chấp ngã và chấp ngã sở hữu dễ bị khổ đau. Chấp pháp là không thấy mọi sự vật hiện tượng trong tương quan giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với sự vật. Tất cả những cái chấp dù lớn hay nhỏ đều làm con người bị kẹt vào. 

Thiền định phật giáo

Khi ngồi thiền, mục tiêu chính là rũ bỏ hết mọi chấp thủ để tâm được buông thư. Khi xả niệm, tâm không còn nghĩ ngợi bất cứ gì, không đeo mang thêm nguyện vọng nào. Khi thanh tịnh, ta hít thở nhẹ nhàng sâu lắng. Hơi thở dài thì ghi nhận hơi thở dài. Hơi thở ngắn thì ghi nhận hơi thở ngắn. Hơi thở đang vận hành ở lỗ mũi, cổ họng, ngực, bụng và đan điền… phải cảm nhận rõ ràng và thư thái. Chính niệm hơi thở ra vào, hành giả liên tưởng trạng thái hỷ lạc đang có mặt toàn thân, ngập tràn trong từng tế bào, niềm hoan hỷ sâu lắng đang có mặt trong toàn thân. Tu quán tưởng đang ngồi chính niệm thì mọi căng thẳng được rũ bỏ. Đây là nghệ thuật buông thư có giá trị lợi lạc cao.

Đệm ngồi thiền bằng vỏ đậu SUNNY là công cụ hỗ trợ hoàn hảo với những tính năng vượt trội do được sử dụng bằng 100% vỏ đậu xanh, sẽ tạo ra cảm giác khác biệt cho người ngồi, nếu bạn đã ngồi đệm thiền SUNNY chắc chắn bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác, vì nó đem lại cho bạn sự cân bằng và ổn định cho tư thế ngồi thiền mà ít đệm thiền nào trên thị trường có thể đáp ứng được.

Hướng dẫn tư thế ngồi kiết già

Để biết chi tiết hơn về sản phẩm

Xin vui lòng click vào đây : DEMNGOIVODAU.CON

Hoặc gọi HOTLINE 0966005353

Hoặc xem VIDEO dưới đây

ĐỆM NGỒI THIỀN VỎ ĐẬU SUNNY

 

 

 

Để biết biết thêm thông tin vui lòng nhấp vào đây

www.demngoivodau.com

GỌI NGAY 09 6690 6590 để được tư vấn và mua hàng

SUNNY VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN

 


Tin tức liên quan

Bình luận